Vận động khi mang thai 05/02/2013
Trong khi mang bầu, những công việc bạn quen làm hàng ngày giờ đây trở nên nặng nề hơn. Và bạn buộc phải nghĩ ra cách hoàn thành công việc một cách an toàn cho cả bạn và bé.
>> Chè vằng – Thuốc quý của chị em
>> Vì sao phải dùng Chè Vằng ngay sau khi sinh
>> Mẹ tràn trề sữa nhờ chè vằng
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi do vậy họ phải có một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Thực tế tại các bệnh viện phụ sản cho thấy phụ nữ mang thai đến lúc chuyển dạ thường ít cơn co, do vậy phải sử dụng thuốc kích thích hoặc chỉ định can thiệp cho cuộc đẻ. Nguyên nhân chủ yếu là lười vận động. Tuy nhiên mang thai phải vận động như thế nào là hợp lý. Đối với những phụ nữ trẻ, khỏe mạnh bình thường, không có các tiền sử sản khoa xấu (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu...) thì mọi sinh hoạt hằng ngày vẫn diễn ra bình thường, chỉ tránh khuân vác những vật dụng nặng, những việc làm gắng sức. 3 tháng đầu của thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng hơn vì nguy cơ sảy thai cao, nên vận động nhiều hơn (đi bộ hằng ngày là hình thức phù hợp nhất) vào 3 tháng cuối. Những trường hợp có tiền sử sảy thai, hay có dọa sảy thai thì không nên vận động nhiều. Nếu chị mới có thai 4 tháng và chưa qua hẳn mệt mỏi của giai đoạn nghén thì cần được chăm sóc bồi dưỡng tốt hơn sau đó nên vận động phù hợp với sức khỏe và không nên tập luyện quá sức.
Một số lưu ý trong trường hợp cụ thể:
Khi muốn cúi xuống
Khi bạn phải cúi xuống, hãy cúi lưng từ từ và gắng không cong lưng như ngày chưa có bầu. Hai chân dang rộng hơn, hơi gập đầu gối và trong tư thế dốc người về phía trước từ từ ngồi xuống. Làm thế lưng của bạn sẽ không bị căng.
Khi muốn phải ngồi xuống, bạn hãy đưa một chân lên trước, sau đó gập cả hai đầu gối và ngồi xuống. Khi đứng dậy bạn làm ngược lại và giữ thẳng lưng. Bằng cách phân bổ một cách hợp lý trọng lực tác động lên cột sống, tới cuối ngày làm việc bạn sẽ không bị đau lưng.
Nếu muốn nằm nghỉ một chút
Nếu bạn muốn nằm xuống sàn nhà nghỉ ngơi một chút, hãy tuân thủ trình tự sau đây: đưa một chân về phía sau, rồi co đầu gối tới mức bạn có thể chạm tay xuống đất, rồi trong tư thế ngồi xổm như vậy dần chạm mông xuống sàn và nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Kê gối dưới hông và chân bạn. Cách làm này làm giảm căng thẳng của cơ bắp và giúp cho máu dễ dàng chảy từ chân tới tim.
Hãy tập thở sâu hơn
Khi đi dạo, hãy chuyển động cả người một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Thỉnh thoảng nhấc cả hai tay lên và hạ xuống, đồng thời hít vào và thở ra thật sâu. Thở sâu sẽ cung cấp nhiều ô xy cho phổi, và điều này có lợi cho bạn và bé. Ngoài ra học cách thở sâu còn có lợi khi bạn sinh, vì sẽ làm giảm các cơn đau và giúp bạn thư giãn.
Đi… đúng quy tắc
Trong khi đi bộ, bạn hãy chú ý tới dáng đi của mình và nhớ lắc nhẹ đôi vai. Bài tập này rất có ích đối với các cơ bắp vai, mà cơ này lại có nhiệm vụ giữ xương sống của bạn ở vị trí thẳng thắn. Bạn cũng nên thường xuyên tập co thắt các cơ vùng xương chậu và âm đạo - một sự chuẩn bị rất có ích cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra cố gắng đi mà không co đầu gối. Điều này giúp bạn tập các cơ ở vùng mông, khiến cho hình dáng của mông đẹp hơn và dáng đi của bạn cũng duyên dáng hơn.
Hãy nâng niu cột sống
Cột sống tham gia vào hoạt động của tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể chúng ta, đảm bảo việc liên kết và phân phối hoạt động của chúng. Khi biết cách giữ gìn để cột sống không bị quá tải, chúng ta không chỉ tránh được bệnh đau lưng mà còn giúp các cơ quan khác hoạt động tốt và giúp cho em bé trong bụng mẹ nhận được đầy đủ các dưỡng chất và luôn khoẻ khoắn. Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, cột sống phải chịu trọng tải đặc biệt từ vùng bụng phía trước.
Tổng hợp